QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN 2022
Dưới đây, Kế toán Thu Ngân sẽ trình bày cho bạn hiểu rõ quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn năm 2022
I. Văn bản quy định:
– Theo Nghị định 191/2013/NĐBan hành ngày 21/11/2013 – Hướng dẫn về tài chính công đoàn) (có hiệu lực từ 10/1/2014)
– Căn cứ vào Điều 23 của Quyết Định 1908/QĐ-TLĐ (ngày 19 tháng 12 năm 2016) quy định về Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí.
– Hướng dẫn số 17/HD-LĐLĐ ngày 16/8/2021 của Liên đoàn lao động TP. HCM về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn cấp trên cơ sở năm 2022
– Quyết định số 3308/QĐ-TLĐ ngày 1/10/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2022
II. Mức đóng và đối tượng đóng kinh phí và đoàn phí công đoàn:
Đối tượng | Không phân biệt: có tổ chức công đoàn hay không | ||
Kinh phí công đoàn (Do doanh nghiệp đóng) |
Mức đóng | 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động (Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội) |
|
Phân phối | Năm 2022: – Doanh nghiệp được sử dụng 75% tổng số thu kinh phí công đoàn. (Tăng 4% so với năm 2021) – Công đoàn cấp trên được sử dụng 25% tổng số thu kinh phí công đoàn.(Giảm 4% so với năm 2021) |
||
Đối tượng | Có tổ chức Công đoàn | Không có tổ chức công đoàn | |
Đoàn phí công đoàn (Do đoàn viên tham gia công đoàn đóng) |
Mức đóng | – NLĐ tham gia công đoàn: đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở. – NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoàn. |
Phân phối | – Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. (bằng năm 2021) – Công đoàn cấp trên được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. (bằng năm 2021) |
Không thu và không phải nộp đoàn phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. | |
Chú ý: | – Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn – NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn. – Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn. – Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.- Đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 |
III. Thời hạn nộp
1. Đóng hằng tháng:
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (nếu có) mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
– Nơi nộp: Liên đoàn lao động Quận/Huyện nơi DN đặt trụ sở
– Nguồn Thu
Kinh Phí Công Đoàn: Trích từ chi phí của doanh nghiệp
Đoàn Phí công đoàn: Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
Sau đây Kế Toán Thu Ngân xin được tóm những thứ kế toán cần biết về kinh phí và đoàn phí công đoàn như sau:
1. Với kinh phí công đoàn:
– Doanh nghiệp nào phải đóng kinh phí công đoàn?
Trả lời: Doanh nghiệp nào cũng phải đóng (không phân biệt có tổ chức công đoàn hay không)
– Ai phải đóng kinh phí công đoàn? Mức đóng là bao nhiêu?
Trả lời:
– Doanh nghiệp đóng hết 2% trên tổng mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ (người lao động không phải đóng, ko bị trích, không bị trừ vào tiền lương khoản kinh phí công đoàn)
– Đóng tất 100% của “2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ” (Nhưng ảnh trên tổng là 400.000) rồi sau đó định kỳ 3 đến 6 tháng làm hồ sơ lấy lại 75% của số tiền đã đóng là “2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ”
– Nộp kinh phí công đoàn ở đâu:
Trả lời: Vào goolge seach: địa chỉ liên đoàn lao động quận/huyện …… (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở)
– Làm thế nào để lấy lại được 75% của số tiền đã đóng là “2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ”?
Trả lời: Phải làm hồ sơ gồm có:
+ Quy định về mức chi công đoàn
+ Danh sách nhân viên
+ Bảng kê chi tiết các khoản chi công đoàn (kèm theo các phiếu chi)
+ Bảng tổng hợp kinh phí công đoàn phải nộp (đã nộp)
-> Ngoài ra, người lên nộp hồ sơ mang theo giấy giới thiệu của DN và CMT
– Hạch toán kinh phí công đoàn:
– Khi trích KPCĐ:
Nợ các TK 622, 627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)
Có TK 3382 – Kinh Phí Công Đoàn
– Khi nộp KPCĐ:
Nợ TK 3382 – Kinh Phí Công Đoàn
Có các TK 111, 112, …
II. Với đoàn phí công đoàn:
– DN nào phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trả lời: DN có thành lập tổ chức công đoàn
(DN không thành lập tổ chức công đoàn thì không thu – không nộp)
– Ai phải đóng đoàn phí công đoàn?
Trả lời: Người lao động đồng ý tham gia vào tổ chức công đoàn
(Nếu NLĐ không tham gia thì không phải đóng)
– Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?
Trả lời: 1% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm của NLĐ
– Hạch toán đoàn phí công đoàn:
+ Doanh nghiệp không phải theo dõi hạch toán khoản đoàn phí công đoàn trên sổ sách kế toán
+ 1% đoàn phí công đoàn thu từ tiền lương hàng tháng của người lao động sẽ được thu sau khi chi lương và để 1 quỹ riêng chuyên để chi cho hoạt động công đoàn như hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau,…
Xem thêm: MỨC TIỀN LƯƠNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỚI NHẤT 2022 (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
III. Mức phạt vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Chậm đóng kinh phí công đoàn;
- Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
- Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt
Theo Điều 37 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP
(ban hành ngày 01/03/2020, có hiệu lực từ 15/04/2020)
1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện: – Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. – Có tư cách pháp nhân. 2. Tiền công đoàn dùng để: a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; d. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động; đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn; e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động; g. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; h. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động; i. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác; k. Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Công đoàn không chuyên trách; l. Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp; m. Các nhiệm vụ chi khác. |
Xem thêm: XỬ PHẠT KHÔNG ĐÓNG KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
KẾ TOÁN THU NGÂN
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ & Đào Tạo Thu Ngân
ĐC: Phố Mới – Tiêu Sơn – Tương Giang – Từ Sơn – Bắc Ninh
Zalo/ĐT: 0854.800.986 – 08.5353.8686
Website: http://www.congtythungan.com
Email: congtythungan2006@gmail.com